Trong đời sống hôn nhân hiện nay, tình trạng ly hôn diễn ra ngày càng phổ biến, có thể từ nhiều lý do: hôn nhân không hạnh phúc, mâu thuẫn bạo lực gia đình, một bên hoặc cả hai vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng …. Theo đó, hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kéo dài, dẫn đến việc một bên hoặc các bên yêu cầu tiến hành ly hôn là một hệ quả tất yếu.
Tuy nhiên, không phải khi nào yêu cầu giải quyết ly hôn cũng diễn ra thuận lợi , mà phổ biến nhất là tình trạng khi giải quyết đơn phương ly hôn lại có sự vắng mặt của bị đơn. Thậm chí có trường hợp vắng mặt của nguyên đơn hoặc cả hai bên.
Vậy khi giải quyết đơn phương ly hôn mà có sự vắng mặt của một trong hai bên vợ chồng hoặc cả hai thì trình tự thủ tục giải quyết như thế nào?
Căn cứ quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình hiện 2014 hiện hành, có thể hiểu:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Ly hôn đơn phương có thể hiểu là yêu cầu ly hôn của một bên vợ hoặc chồng. Xảy ra khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn khi cuộc sống hôn nhân không như mong muốn.
Thủ tục giải quyết đơn phương ly hôn vắng mặt là thủ tục giải quyết đơn phương ly hôn trong đó không có sự tham gia của một bên hoặc cả hai bên đương sự. Thủ tục này được giải quyết dựa theo quy định của Bộ Luật Tố Tụng Dân sự 2015 hiện hành.
Trong quá trình giải quyết đơn phương ly hôn vắng mặt, thường xảy ra những trường hợp khác nhau, do đó trình tự thủ tục giải quyết đơn phương ly hôn theo mỗi trường hợp sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
- Trường hợp giải quyết đơn phương ly hôn mà nguyên đơn hoặc người đại diện hợp pháp vắng mặt. (bên yêu cầu ly hôn vắng mặt)
Căn cứ tại Điều 227 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về: “Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”
“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
- a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
- b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
- c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
- d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
Có thể thấy, theo quy định của pháp luật nêu trên, khi Tòa án xét xử giải quyết đơn phương ly hôn thì nguyên đơn, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn vẫn được vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất.
Trường hợp khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà nguyên đơn, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn tiếp tục vắng mặt, không có lý do chính đáng, không có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu ly hôn của nguyên đơn.
Do vậy, để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình Tòa án giải quyết. Khi không thể có mặt tại Tòa án, Nguyên đơn nên làm đơn yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt. Quy định của pháp luật Tại Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Điều 228. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
- Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
- Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
- Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”
- Trường hợp giải quyết đơn phương ly hôn mà bị đơn hoặc người đại diện hợp pháp vắng mặt
Tiếp tục căn cứ vào quy định tại Điều 227 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 nêu trên.
Trường hợp Tòa án xét xử giải quyết đơn phương ly hôn thì bị đơn, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vẫn được quyền vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà không bị mất quyền và lợi ích.
Trường hợp khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà bị đơn, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tiếp tục vắng mặt, không có lý do chính đáng thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn theo đúng quy định.
Theo đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố mà vắng mặt, không có sự tham gia của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì nên có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt để tránh bị mất quyền lợi đối với yêu cầu phản tố của mình.
Mặt khác, trường hợp giải quyết đơn phương ly hôn mà bị đơn hoặc người đại diện hợp pháp vắng mặt,Tòa án sẽ tiếp tục xét xử nếu phù hợp theo qui định tại Điều 56, Bộ luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Trường hợp giải quyết đơn phương ly hôn mà cả nguyên đơn và bị đơn hoặc người đại diện hợp pháp của cả nguyên đơn và bị đơn vắng mặt.
Căn cứ Điều 238 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015, quy định về: “Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng”
“1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
- b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
- c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
- Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
- Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
- Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật này.”
Theo quy định tại Điều này, Khi cả hai bên nguyên đơn, bị đơn và người đại diện hợp pháp của họ đều vắng mặt và có đơn yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt hoặc nguyên đơn, người đại diện có yêu cầu xét xử vắng mặt và bị đơn, người đại diện được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai tiếp tục vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt theo quy định.
Trình tự thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hiện hành, khái quát sơ lược các bước như sau:
- Khởi kiện và Thụ lý vụ án
Khi một bên vợ hoặc chồng nộp cho Tòa án Hồ sơ khởi kiện hợp lệ và nộp đủ án phí tại cơ quan thi hành án thì Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án và Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý, Tòa án gửi thông báo đến các đương sự, người có quyền và lợi ích liên quan được biết về việc thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo thụ lý từ Tòa án. Các đương sự phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có) và được quyền yêu cầu Tòa án gia hạn thời gian nhưng không quá 15 ngày.
- Hòa giải và Chuẩn bị xét xử
Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án sẽ triệu tập, thông báo đến đương sự về việc tổ chức Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Các đương sự được quyền thỏa thuận với nhau để giải quyết.
Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải. Trong vòng 07 ngày kể từ ngày lập Biên bản hòa giải, Tòa án ra quyết định Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trường hợp các đương sự không thể thương lượng hòa giải hoặc đương sự vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai thì Tòa án lập Biên bản hòa giải không thành.
- Đưa vụ án ra xét xử
Khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử, các bên đương sự hoặc người đại diện hợp pháp trong vụ án ly hôn có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trường hợp vắng mặt thì Tòa án căn cứ theo các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án và quy định của pháp luật để giải quyết.
Sau khi xét xử sơ thẩm có bản án của Tòa án, vụ án ly hôn vẫn có thể bị kéo dài khi có kháng cáo từ đương sự hoặc kháng nghị từ Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ khái quát sơ lược những quy định chính của pháp luật về trình tự thủ tục đối với trường hợp ly hôn đơn phương theo yêu cầu của một bên mà các đương sự trong vụ án vắng mặt khi Tòa án xét xử và hậu quả pháp lý có thể xảy ra. Đây là một vấn đề pháp lý thường gặp trong vụ án ly hôn.
Ngoài ra, Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, không chỉ trường hợp Tòa án giải quyết khi đương sự vắng mặt, sẽ còn rất nhiều những tình huống pháp lý có thể diễn ra, mà mỗi tình huống, pháp luật Việt Nam sẽ có nhưng quy định khác nhau.
Nếu không may gặp phải tình huống pháp lý tương tự, để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ án. Chúng tôi khuyến khích khi giải quyết vụ án, các đương sự nên có sự tham gia tư vấn từ phía các vị Luật sư. Hy vọng chúng tôi đã mang đến cho quý vị thông tin hữu ích!
Thông tin liên hệ Luật sư tư vấn ly hôn:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HOÀN MỸ (MAJESTIC LAW OFFICE)
Điện thoại: 0906.328.657
Email: daohoanglien@gmail.com
Địa chỉ văn phòng: 689/4 (số cũ 19A) Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
More from my site
Tin khác
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong số những tội phạm phổ biến trong nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Với sự phát triển của công nghệ thông tin thì tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra rất phổ biến Xem tiếp…
Quyền chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương từ phía người sử dụng lao động: Quy định và ảnh hưởng
Việc chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương là một hành động nghiêm trọng và cần thiết phải tuân thủ các quy định của pháp luật lao động. Theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động cũng có quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần sự đồng ý của người lao động trong những trường hợp Xem tiếp…
Xử Lý Khoản Đặt Cọc
Khái niệm đặt cọc Quy định tại Điều 328 – Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) như sau: “1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác Xem tiếp…
Có được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn không?
Thay đổi người trực tiếp nuôi con là việc yêu cầu Toà án công nhận sự thoả thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con của vợ chồng sau ly hôn hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con mà trước đó trong quyết định cho phép ly hôn của tòa án phán quyết cho một Xem tiếp…
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là tranh chấp phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải người dân nào cũng am hiểu về quy trình giải quyết đất đai theo quy định của pháp luật. Sau đây, Luật sư tư vấn đất đai của Văn phòng Luật sư Hoàn Mỹ sẽ phân tích cụ thể để quý bạn đọc có thể Xem tiếp…