LĨNH VỰC: HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NỘI DUNG:
CÓ ĐƯỢC TỐ CÁO CHỒNG NGOẠI TÌNH KHÔNG?
LY HÔN DO CHỒNG NGOẠI TÌNH THÌ VỢ CÓ ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN NHIỀU HƠN KHÔNG?
- NGOẠI TÌNH LÀ GÌ?
Ngoại tình là hành vi của vợ/chồng dù đã đăng ký kết hôn nhưng có hành vi quan hệ lén lút với người khác hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
- CÓ ĐƯỢC TỐ CÁO CHỒNG NGOẠI TÌNH KHÔNG?
Khi phát hiện, đồng thời có chứng cứ chứng minh chồng ngoại tình và gây hậu quả từ hành vi ngoại tình, vợ hoàn toàn có quyền tố cáo chồng về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo quy định tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
- Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
- b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Căn cứ theo quy định trên, khi chồng ngoại tình đã bị phạt vi phạm hành chính hoặc Tòa án có Quyết định buộc chấm dứt việc người chồng ngoại tình mà vẫn duy trì ngoại tình hoặc chồng ngoại tình dẫn đến hậu quả vợ chồng phải ly hôn hoặc việc ngoại tình làm cho vợ/chồng/con của một trong hai bên tự sát thì người vợ hoàn toàn có thể liên hệ đến Cơ quan có thẩm quyền để tố cáo người vi phạm:
- Tố cáo chồng ngoại tình;
- Tố cáo tình nhân của chồng nếu có chứng cứ chứng minh người này đã đăng ký kết hôn mà ngoại tình hoặc chưa kết hôn mà ngoại tình với người biết rõ đã có vợ.
Thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo ngoại tình:
- Căn cứ Khoản 2, Điều 145 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015
“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
- a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.”
- Căn cứ Điều 5 Thông tư Liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017:
“Điều 5. Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
- Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
- a) Cơ quan điều tra;
- b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- c) Viện kiểm sát các cấp;
- d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.”
Theo quy định trên, khi chồng ngoại tình, vợ có quyền nộp đơn tố cáo đến Cơ quan Điều tra; Viện kiểm sát các cấp; Công an Xã, Phường, Thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp, cơ quan báo chí… để tố cáo hành vi ngoại tình.
- LY HÔN DO CHỒNG NGOẠI TÌNH THÌ VỢ CÓ ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN NHIỀU HƠN?
Hành vi ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật, là hành vi trái đạo đức xã hội đáng bị lên án. Đa số hành vi ngoại tình sẽ dẫn đến hậu quả vợ chồng “Ly hôn”, đồng thời có sự phân chia về tài sản chung do vợ chồng tạo lập trong thời gian chung sống với nhau.
Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 9, Điều 10 Nghị Định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 về Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình quy định Tài sản chung của vợ chồng gồm:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Về nguyên tắc chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn, căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 “việc chia tài sản chung khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tài sản chung được chia theo nguyên tắc chia đôi”
Tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng ly hôn do lỗi của người chồng ngoại tình và việc ngoại tình nguyên nhân chính dẫn đến việc ly hôn thì việc chia tài sản chung nếu các bên không tự thỏa thuận được thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi của người có hành vi ngoại tình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, cụ thể:
- Căn cứ Điểm d, Khoản 2, Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn quy định:
“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
…
- d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
- Căn cứ Điểm d, Khoản 4, Điều 7 Thông tư Liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 quy định về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:
“4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
…
- d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
…”
Từ những cơ sở trên, có thể khẳng định khi vợ chồng ly hôn do lỗi của chồng ngoại tình, Tòa án sẽ xem xét yếu tố lỗi của người chồng để chia tài sản chung một cách công bằng, đúng pháp luật. Do vậy, người vợ hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án xem xét phân chia tài sản chung nhiều hơn so với người chồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư thuộc Văn Phòng Luật sư Hoàn Mỹ về “Quyền tố cáo và Nguyên tắc chia tản sản chung khi ly hôn do chồng ngoại tình” thuộc lĩnh vực pháp luật Hôn nhân và Gia đình.
Hy vọng, thông qua bài viết này, Văn phòng Luật sư Hoàn Mỹ đã đưa đến cho quý vị những thông tin hữu ích và cần thiết. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp, quý vị có thể liên hệ đến chúng tôi:
ĐẶNG VĂN DŨNG
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HOÀN MỸ (MAJESTIC LAW OFFICE)
Điện thoại: 0906.328.657
Email: daohoanglien@gmail.com
Địa chỉ văn phòng: 689/4 (số cũ 19A) Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
More from my site
Tin khác
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong số những tội phạm phổ biến trong nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Với sự phát triển của công nghệ thông tin thì tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra rất phổ biến Xem tiếp…
Quyền chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương từ phía người sử dụng lao động: Quy định và ảnh hưởng
Việc chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương là một hành động nghiêm trọng và cần thiết phải tuân thủ các quy định của pháp luật lao động. Theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động cũng có quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần sự đồng ý của người lao động trong những trường hợp Xem tiếp…
Xử Lý Khoản Đặt Cọc
Khái niệm đặt cọc Quy định tại Điều 328 – Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) như sau: “1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác Xem tiếp…
Có được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn không?
Thay đổi người trực tiếp nuôi con là việc yêu cầu Toà án công nhận sự thoả thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con của vợ chồng sau ly hôn hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con mà trước đó trong quyết định cho phép ly hôn của tòa án phán quyết cho một Xem tiếp…
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là tranh chấp phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải người dân nào cũng am hiểu về quy trình giải quyết đất đai theo quy định của pháp luật. Sau đây, Luật sư tư vấn đất đai của Văn phòng Luật sư Hoàn Mỹ sẽ phân tích cụ thể để quý bạn đọc có thể Xem tiếp…